Hiện tượng mật ong sủi bọt vốn không xa lạ với những người thường xuyên sử dụng mật ong. Song nó lại khiến cho không ít người băn khoăn và lúng túng trong lần đầu nhìn thấy. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến hiện tương này và cách khắc phụ nó như thế nào? Trong bài viết này, Dalia Natural xin chia sẻ những thông tin sau:

  • Hiện tượng sủi bọt ở ảnh hưởng đến chất lượng mật ong nguyên chất.
  • Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này
  • Bạn nên xử lý như thế nào khi gặp phải hiện tượng này?

Hãy cùng chúng mình theo dõi bài viết sau đây!

mật ong sủi bọt

Nội dung chính:

A. Hiện tượng mật ong bị sủi bọt là hoàn toàn tự nhiên

Hiện tượng mật ong sủi bọt hay mật ong nổi bọt trắng là do bên trong mật ong chứa bọt khí hay còn được gọi là khí gas. Cho nên, khi được bảo quản trong chai hoặc lọ kín, dưới tác động của ngoại lực dẫn đến hiện tượng sủi bọt. (Theo khoahocdoisong)

Vậy nên mật ong nổi bọt hoàn toàn là một hiện tượng của phản ứng tự nhiên không phải do quá trình lên men hay do mật ong bị hỏng. Do đó, bạn không cần lo ngại về hiện tượng này sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng hay nhưng dưỡng chất bên trong của mật ong nguyên chất.

Xem thêm: Nghệ ngâm mật ong bị nổi bọt: 3 nguyên nhân & cách khắc phục

 B. 4 nguyên nhân dẫn đến hiện tượng sủi bọt.

Như đã nói ở trên, hiện tượng mật ong sủi bọt là do ngoại lực tác động lên các bọt khí vốn có trong mật ong. Dưới đây là 4 nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này:

1. Mật ong vừa thu hoạch chưa qua xử lý công nghiệp 

Nguyên nhân nổi bọt ở mật ong đầu tiên là do lượng phấn hoa cũng như sáp ong còn tồn lại đâu đó trong mật ong gây nên. Nếu chưa được xử lý công nghiệp hoặc mật ong chưa được lọc cặn kỹ càng, bạn sẽ thấy mật ong xuất hiện hiện tượng sủi bọt, hay còn gọi là mật ong bị lên gas.

mật ong sủi bọt

2. Do quy trình vận chuyển mật ong

Trong quá trình vận chuyển, các chai đựng mật ong có thể bị va chạm (tác động vật lý) gây nên hiện sủi bọt (Theo vnexpress)

Xem thêm: Ngâm tỏi với mật ong bị sủi bọt có dùng được không?

3. Do loại hoa ong lấy mật 

Mỗi loại phấn hoa sẽ mang một thành phần hóa học khác nhau. Vậy nên chúng cũng ảnh hưởng đến việc tạo ra bọt khí của mật ong. Ví dụ như: Mật hoa nhãn và hoa chôm chôm sẽ rất nhiều bọt, trong khi đó mật hoa cà phê hoặc hoa cao su lại tạo ra rất ít bọt. 

4. Do tác động của nhiệt độ và ánh sáng

Việc tiếp xúc với nguồn nhiệt hoặc ánh sáng mặt trời thường xuyên sẽ dẫn đến hiện tượng mật ong sủi bọt. Vậy nên, nếu bạn rót mật vào thời tiết quá nóng, nhiệt độ quá cao sẽ gây ra hiện tượng sủi bọt khí trắng nhiều hơn khi bạn rót mật vào thời tiết mát, nhiệt độ thấp hơn.

mật ong sủi bọt

Việc tiếp xúc với nguồn nhiệt hoặc ánh sáng mặt trời thường xuyên sẽ dẫn đến
hiện tượng mật ong sủi bọt

3. Cách hạn chế mật ong sủi bọt như thế nào? 

Sau khi tìm hiểu được nguyên nhân gây nên hiện tượng này, chúng ta có thể dễ dàng tìm ra cách để hạn chế tối đa việc mật ong sủi bọt trắng, bạn cần tránh những điều sau: 

  • Tránh tối đa hiện tượng rung lắc hoặc di chuyển mật ong quá nhiều (Theo ndh)
  • Tránh việc vặn nắp chai, lọ mật ong quá chặt.

Để xử lý hiện tượng này, bạn chỉ cần đợt mật ong tự tan bọt và lắng xuống hoặc bạn có thể dùng đồ vớt bọt ra ngoài.

Lời kết

Hiện tượng mật ong sủi bọt là một hiện tượng hoàn toàn tự nhiên, không phải là dấu hiệu cả quá trình lên men hay là biểu hiện của sự hư hỏng. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này có thể là do loài hoa nuôi ong lấy mật, khâu xử lý khi thu hoạch mật, quá trình vận chuyển và bảo quản mật ong chưa đúng cách. 

Dalia Natural hy vọng qua bài viết này bạn đã phần nào hiểu được hiện tượng mật ong sủi bọt, cách khắc phụ nó để tránh lãng phí và sử dụng mật ong tốt nhất. Nếu bạn quan tâm đến các sản phẩm mật ong nuôi nguyên chất lấy từ các trang trại ở Tây Nguyên thì bạn có thể xem thêm sản phẩm Tại đây.

Về chuyên mục: Thông tin cơ bản

Về trang chủ: Matongvang